1/ TÁC DỤNG CỦA GỐI ĐỠ:
Dùng để cố định, tạo khoảng cách giữa các đường ống.
Có 02 loại gối đỡ: gối đỡ nhựa HDPE và gối đỡ bê tông loại gối đỡ 1 đường ống, gối đỡ nhiều đường ống.
2/ CÁC BƯỚC LẮP ĐẶT GỐI ĐỠ TRONG THI CÔNG:
Trường hợp thi công có sử dụng gối đỡ ống, thi công công trình đường ống theo các bước sau:
- Bước 1: Xếp gối đỡ thẳng hàng theo khoảng cách quy định dọc theo ống.
- Bước 2: Rải ống trên toàn tuyến theo các đường thẳng. Ban đầu các ống có thể chưa thẳng hàng sẽ chỉnh lại ở bước sau.
- Bước 3: Cố định ống bằng dây nilong trên toàn bộ chiều dài của tuyến.
- Bước 4: Sử dụng máng nối Composit để nối ống nhựa xoắn cho đường cáp 110kV - 220 kV. Đối với đường cáp hạ áp, trung áp, cáp thông tin, dùng máng nối nhựa plastic hoặc măng sông. Khi nối ống nên có kỹ thuật viên công trình giám sát.
- Bước 5:Chỉnh lại lần cuối các đường ống cho thẳng.
- Bước 6: Kiểm tra các đường ống bằng cách kéo quả Test.
- Bước 7: Tiến hành lấp đất sau khi hoàn thành tất cả các bước trên.
- Trường hợp lấp cát: Đổ cát dần từ dưới lên trên.
- Trường hợp lấp đất bằng bê tông: Nếu đổ bê tông bằng máy, đổ ngập một nửa ống. Sau từ 3-5 giờ, khi bê tông đông cứng, đổ tiếp đợt hai phần còn lại. Có thể đổ ống ngập 1 lần.
Một số phụ kiện khác dùng để thi công ống xoắn Quý khách hàng có thể đang quan tâm: Nắp bịt, Măng sông, nút loe, nút cao su chống thấm, rẽ nhánh chữ Y, ống nối kiểu H (Còn gọi là Nối H), máng nối nhựa, máng nối Composit, côn thu, mặt bích.
Công ty chúng tôi hiện phân phối gối đỡ ống nhựa xoắn để thi công. Quý khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ theo thông tin sau:
Công Ty TNHH Uy Minh
Trụ sở: Số 32 lô K3, Đường 28, KDC Vĩnh Phú 2, Tp.Thuận An, T. Bình Dương.
Chi nhánh: Đường số 391 An Nhân Tây, Thị trấn Tứ Kỳ, Huyện Tứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương.
Điện thoại: 0375721333
Email: tbdien.sg@gmail.com
Website: umico.vn - ongnhuaphiabac.vn - ongdien.com - ongdien.vn
3/ KHU VỰC PHÂN PHỐI:
Miền Nam (17 tỉnh) gồm:
Vùng Đông Nam bộ (5 tỉnh và 1 thành phố): Hồ Chí Minh, Bình Dương,Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là Tây Nam Bộ/Miền Tây (gồm 12 tỉnh và 1 thành phố): Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ.
Miền Bắc gồm:
Các tỉnh Tây Bắc bộ (gồm 04 tỉnh): Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
Các tỉnh Đông Bắc bộ (gồm 11 tỉnh): Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.
Đồng bằng sông Hồng (gồm 8 tỉnh và 2 thành phố trực thuộc Trung ương): Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình.
Miền Trung gồm:
Bắc Trung Bộ (gồm 6 tỉnh): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.
Nam Trung Bộ (gồm 7 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương): Tp. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Tây Nguyên (gồm 5 tỉnh): Kom Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng
Thông tin thêm: Hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ được gọi chung là Duyên hải miền Trung. Khối núi Bạch Mã, nơi có đèo Hải Vân được coi là ranh giới giữa Bắc và Nam Trung Bộ.